Những Quốc Gia, Vùng Lãnh Thổ Miễn Visa Cho Người Việt Nam

Dưới đây là danh sách các nước và các trường hợp được miễn thị thực giữa Việt Nam và các nước. Mời bạn tham khảo :

I. MIỄN THỊ THỰC SONG PHƯƠNG

Việt Nam đã ký Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực với 78 nước, trong đó với 76 nước Hiệp định, thỏa thuận đang có hiệu lực

Hiệp định với 02 nước sau đây chưa có hiệu lực: Cô-xta Ri-ca, Bô-li-vi-a.

Chữ viết tắt:

HCNG

hộ chiếu ngoại giao

HCCV

hộ chiếu công vụ

HCĐB

hộ chiếu đặc biệt

HCPT

hộ chiếu phổ thông

CQĐDNG

cơ quan đại diện ngoại giao

CQLS

cơ quan lãnh sự

TCQT

tổ chức quốc tế

  • Miễn thị thực bao gồm việc miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh.
  • Thời gian tạm trú miễn thị thực được tính từ ngày nhập cảnh.

  Nước

  Nội dung miễn thị thực

  Ác-hen-ti-na
 

  (Hiệp định ký ngày 14/9/1999, có hiệu lực từ ngày 13/11/1999)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày.

 - Miễn thị thực cho thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú 60 ngày, trong thời gian đó họ phải hoàn tất các thủ tục cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận. Qui định này không áp dụng đối với nhân viên phục vụ riêng.

  Ác-mê-ni-a
 

  (Ký ngày 08/6/2012, có hiệu lực từ ngày 11/10/2012)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian lưu trú không quá 90 ngày

 - Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên gia đình họ mang HCNG

  A-déc-bai-dan
 

  (Hiệp định ký ngày 09/04/2010, có hiệu lực từ 21/08/2010)

 - Công dân Việt Nam và A-déc-bai-dan mang HCNG hoặc HCCV còn giá trị, cũng như thành viên gia đình họ trong độ tuổi vị thành niên và có tên ghi trong hộ chiếu của họ, được miễn thị thực với thời hạn lưu trú không quá 01 tháng khi nhập cảnh, lưu trú, xuất cảnh hoặc quá cảnh lãnh thổ của nước kia.

 - Công dân của nước này mang HCNG hoặc HCCV còn giá trị, sau khi nhập cảnh vào lãnh thổ nước kia với tư cách là thành viên CQĐDNG, CQLS và TCQT, cũng như thành viên gia đình chung sống cùng với họ, phải làm thủ tục đăng ký tại Bộ Ngoại giao của nước tiếp nhận.

  A-rập Ai-Cập
 

  (Hiệp định ký ngày 18/08/2010, có hiệu lực từ ngày 08/08/2011)

 - MTT cho người mang HCNG, HCĐB, HCCV còn giá trị với thời gian lưu trú không quá 90 ngày.

 - Thành viên CQĐDNG, CQLS hoặc là đại diện của nước mình tại các TCQT mang HCNG, HCĐB, HCCV còn giá trị và trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh những người này sẽ được cấp thị thực hoặc giấy phép lưu trú có giá trị trong suốt nhiệm kỳ công tác theo đề nghị của CQĐDNG, CQLS, TCQT liên quan. Quy định này cũng áp dụng đối với vợ/chồng, con của những người nói trên mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu đặc biệt hoặc hộ chiếu công vụ (kể cả trường hợp tên của trẻ em được ghi trong hộ chiếu của cha/mẹ)

  A-rập Thống Nhất (UAE)
 

  (Hiệp định ký ngày 23/10/2010, có hiệu lực từ ngày 22/07/2011)

 - MTT nhập cảnh, xuất cảnh cho người mang HCNG, HCĐB, HCCV còn giá trị với thời gian lưu trú không quá 90 ngày.

 - Thành viên CQĐDNG, CQLS hoặc là đại diện của nước mình tại các TCQT có trụ sở trên lãnh thổ Bên ký kết kia mang HCNG, HCĐB, HCCV còn giá trị phải có thị thực trước khi nhập cảnh lãnh thổ Bên ký kết kia với tư cách là thành viên CQĐDNG, CQLS hoặc đại diện tại TCQT.

  An-ba-ni
 

  (trao đổi công hàm ngày 29/9/1956, có hiệu lực từ 1/10/1956)

 Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV và hộ chiếu tập thể đi công vụ.

  An-giê-ri
 

  (Hiệp định ký ngày 30/6/1994, có hiệu lực từ ngày 02/01/1995)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày; nếu muốn tạm trú quá 90 ngày họ phải làm các thủ tục cần thiết xin cấp thị thực tạm trú hoặc đăng ký cư trú theo quy định của nước sở tại.

 - Cấp thị thực tạm trú hoặc đăng ký cư trú miễn phí cho thành viên CQĐDNG, CQLS và thành viên gia đình sống chung một hộ với họ. Thời hạn thị thực có giá trị đến hết nhiệm kỳ công tác.

 - Cấp thị thực cho HCPT miễn thu lệ phí.

  Ăng-gô-la
 

  (Hiệp định ký ngày 03/4/2008, có hiệu lực từ ngày 08/6/2012)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV không quá 30 ngày cho mỗi lần nhập cảnh, và có thể được gia hạn 1 lần với thời gian tương đương.

 - Miễn thị thực cho thành viên cơ quan đại diện NG hoặc lãnh sự cũng như thành viên gia đình họ mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong suốt nhiệm kỳ công tác.

  Áp-ga-ni-xtan
 

  (Hiệp định ký ngày 28/12/1987, có hiệu lực từ ngày 26/2/1988)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV.

 - Cấp thị thực cho HCPT miễn thu lệ phí.

  Ấn Độ
 

  (Hiệp định ký ngày 7/9/1994, có hiệu lực từ ngày 23/3/1995)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gian hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

 - Thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và vợ hoặc chồng, con cùng sống với họ mang HCNG, HCCV, được nhập cảnh miễn thị thực và được cấp thị thực tạm trú có giá trị trong suốt nhiệm kỳ công tác theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan đại diện liên quan.

 - Người mang HCPT thực hiện chuyến đi kinh doanh hoặc công vụ được các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự của Bên kia cấp thị thực nhập cảnh, hoặc quá cảnh và xuất cảnh (nếu cần) tối đa trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cần thiết theo luật và các quy định hiện hành của nước cấp thị thực, kể cả giấy mời của cơ quan, tổ chức nước này.

  Ba Lan
 

  (Hiệp định ký ngày 06/07/2011, có hiệu lực ngày 14/03/2012)

 - Miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh cho công dân hai nước mang HCNG còn giá trị do Bộ Ngoại giao cấp với thời gian lưu trú không quá 90 ngày trong vòng 180 ngày kể từ ngày nhập cảnh đầu tiên.

 - Thành viên CQĐDNG, CQLS hoặc phái đoàn thường trực tại các TCQT đóng trên lãnh thổ Bên ký kết kia, và thành viên gia đình họ (vợ, chồng, con) sống cùng một hộ với những người này và mang HCNG, có quyền nhập cảnh lãnh thổ Bên ký kết kia và lưu trú miễn thị thực trong suốt quá trình công tác. Bộ Ngoại giao nước cử phải thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao nước tiếp nhận về những người nói trên trước khi họ được bổ nhiệm.

  Băng-la-đét
 

  (Hiệp định ký ngày 11/5/1999, có hiệu lực từ ngày 10/7/1999)

 - Miễn thị thực với thời gian tạm trú tối đa 90 ngày cho: công dân Việt Nam mang HCNG, HCCV; công dân Băng-la-đét mang HCNG và HC đi nước ngoài có dấu “công vụ”. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

 - Miễn thị thực cho thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của họ mang HCNG, HCCV (hoặc tên của con được ghi vào HC của cha mẹ) với thời gian tạm trú 90 ngày; việc nhập cảnh phải được thông báo trước qua đường ngoại giao. Trong thời hạn 90 ngày, những người này phải làm thủ tục lưu trú cần thiết theo qui định của nước sở tại;

 - Con dưới 18 tuổi của thành viên CQĐDNG, CQLS mang HCPT được hưởng chế độ miễn thị thực như của cha, mẹ (với điều kiện có công hàm xác nhận của CQĐDNG, CQLS hoặc Bộ Ngoại giao nước mình).

  Bê-la-rút
 

  (Hiệp định ký ngày 25/10/1993, có hiệu lực từ ngày 24/11/1993)

 Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV. Trẻ em dưới 7 tuổi không nhất thiết phải có ảnh trong hộ chiếu của cha mẹ hay người đi kèm.

  Bra-xin
 

 HCNG: (Trao đổi công thư ngày 16/11/2004, có hiệu lực ngày 12/2/2005)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian tạm trú 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

 - Miễn thị thực cho thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG trong suốt nhiệm kỳ công tác. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, họ phải làm thủ tục đăng ký cư trú tại cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận.

 HCCV: (Hiệp định ký ngày 24/11/2008, có hiệu lực ngày 8/7/2009)

 - Miễn thị thực cho người HCCV 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

  Thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và vợ hoặc chồng, con cùng sống với họ mang HCCV, được nhập cảnh miễn thị thực và được cấp thị thực tạm trú có giá trị trong suốt nhiệm kỳ công tác.

  Bru-nây

  (trao đổi công hàm, có hiệu lực từ ngày 1/11/1997)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.

(Bạn trao công hàm cho ta, có hiệu lực từ ngày 01/8/2007)

 - Miễn thị thực cho công dân Việt Nam mang HCPT còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.

(Ta trao công hàm cho Bru-nây, có hiệu lực từ ngày 08/8/2007)

 - Miễn thị thực cho công dân Bru-nây mang HCPT còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.

  Bun-ga-ri
 

  (Hiệp định ký ngày 07/07/2010, có hiệu lực từ ngày 20/12/2010)

 - MTT cho người mang HCNG, HCCV với thời gian lưu trú không quá 90 ngày trong vòng 180 ngày kể từ ngày nhập cảnh đầu tiên.

 - Thành viên các cơ quan ĐDNG, CQLS hoặc phái đoàn thường trực tại các TCQT đóng trên lãnh thổ Bên ký kết kia và thành viên gia đình họ (vợ, chồng, con độc thân dưới 18 tuổi, con thành niên bị mất khả năng lao động vĩnh viễn, con độc thân dưới 25 tuổi đang theo học tại một cơ sở giáo dục của Nước nhận) mang HCNG, HCCV phải có thị thực nhập cảnh phù hợp trước khi nhập cảnh lần đầu.

(Hiệp định này thay thế Thỏa thuận về cơ chế thị thực thuận lợi được áp dụng trên cơ sở trao đổi công hàm, có hiệu lực từ ngày 01/06/1966).

  Căm-pu-chia
 

  (Hiệp định ký ngày 30/11/1979, có hiệu lực từ ngày ký)

 Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV, giấy thông hành ngoại giao, công vụ, không quy định cụ thể thời gian miễn thị thực.

 (Hiệp định ký ngày 4/11/2008, có hiệu lực từ 5/12/2008 và Thoả thuận qua trao đổi Công hàm tháng 12/2009 sửa đổi Hiệp định này, nâng thời hạn miễn thị thực từ 14 lên 30 ngày, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2010)

 Miễn thị thực cho người mang HCPT. Thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

  Chi-lê
 

 (Hiệp định ký ngày 22/10/2003, có hiệu lực từ ngày 25/6/2005)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa 90 ngày theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

 - Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV (hoặc tên con của họ được ghi vào HC của cha hoặc mẹ).

  Cô-lôm-bi-a
 

 (Hiệp định ký ngày 27/2/2012, có hiệu lực từ ngày 28/03/2012)

 - Công dân của một Bên mang HCNG hoặc HCCV còn giá trị được miễn thị thực khi nhập cảnh, xuất cảnh, và quá cảnh lãnh thổ Bên kia với thời gian lưu trú không quá 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh vào lãnh thổ Bên kia.

 - Công dân mang HCNG hoặc HCCV còn giá trị của một Bên và là thành viên các CQĐDNG, CQLS hoặc đại diện của các tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Bên kia, và thành viên gia đình họ mang HCNG hoặc HCCV còn giá trị có quyền nhập cảnh, xuất cảnh, tạm trú miễn thị thực tại lãnh thổ Bên kia trong suốt nhiệm kỳ công tác.

  Cô-oét
 

  (Hiệp định ký ngày 13/10/2012, có hiệu lực từ ngày 21/4/2013)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG hoặc HCCV còn giá trị được miễn thị thực với thời gian lưu trú không quá 90 ngày trong vòng 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh đầu tiên.

 - Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên các CQĐDNG, CQLS hoặc đại diện của các tổ chức quốc tế và thành viên gia đình họ mang HCNG hoặc HCCV còn giá trị.

  Cu-ba
 

  (Hiệp định ký ngày 31/8/1981, đang có hiệu lực)

 - Miễn thị thực đối với công dân Việt Nam mang HCNG, HCCV, HCPT đi công vụ và hộ chiếu thuyền viên; đối với công dân Cu-ba mang HCNG, HCCV, hộ chiếu chính thức và hộ chiếu hàng hải.

 - Cấp thị thực cho các loại HC khác miễn thu lệ phí.

  Crotia
 

  (Hiệp định ký ngày 29/10/2009, có hiệu lực từ ngày 27/3/2010)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian lưu trú không quá 30 ngày.

 - Miễn thị thưc cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của TCQT cũng như thành viên gia đình họ mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong suốt nhiệm kỳ công tác.

 * Crô-a-ti-a đơn phương MTT cho công dân VN mang HCNG, HCCV với thời hạn lưu trú không quá 90 ngày, kể từ ngày 01/01/2010 (Công hàm số 001/10/TCM ngày 05/01/2010 của Đại sứ quán Crô-a-ti-a tại Ma-lai-xi-a).

  Ca-dắc-xtan
 

  (Hiệp định ký ngày 15/9/2009, có hiệu lực từ ngày 11/4/2010 )

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV và trẻ em có tên trong hộ chiếu với thời gian lưu trú không quá 30 ngày.

 - Miễn thị thực cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của TCQT cũng như thành viên gia đình họ mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong suốt nhiệm kỳ công tác, sau khi những người này đã hoàn tất các thủ tục đăng ký lưu trú tại cơ quan có thẩm quyền nước sở tại trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

 - Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu thuyền viên có tên trong danh sách thuyền viên; những người này được phép lưu trú trong phạm vi thành phố hoặc thị trấn nơi có cảng.

  Đô-mi-ni-ca
 

  (Hiệp định ký ngày 30/08/2007, có hiệu lực từ ngày 29/09/2007)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời hạn tạm trú tối đa là 90 ngày.

 - Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS và phái đoàn đại diện tại Tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ của Bên ký kết kia. Quy định này cũng áp dụng đối với thành viên gia đình của họ nếu mang HCNG, HCCV.

  CHLB Đức
 

  Ký ngày 13/03/2013, có hiệu lực từ ngày 01/11/2013:

 - Công dân của một Bên mang HCNG còn giá trị và không phải là người được bổ nhiệm hoặc cử sang công tác nhiệm kỳ tại lãnh thổ Bên kia, được nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và xuất cảnh miễn thị thực trên lãnh thổ Bên kia với thời hạn chín mươi (90) ngày (trong một hay nhiều giai đoạn) trong vòng sáu (06) tháng, tính từ ngày nhập cảnh lần đầu (đối với công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày nhập cảnh đầu tiên vào khu vực Schengen). Những người này không được thực hiện các hoạt động có thu nhập mà theo quy định pháp luật của các Bên phải có giấy phép lao động.

 - Thành viên CQĐDNG, CQLS và đại diện tại các TCQT đóng trên lãnh thổ Bên ký kết kia cũng như thành viên gia đình của họ mang HCNG vẫn phải có thị thực khi nhập cảnh lần đầu tiên để làm công tác nhiệm kỳ tại cơ quan đại diện ở nước ngoài.

  En-xan-va-đo
 

  (Hiệp định ký ngày 31/03/2011, có hiệu lực từ ngày 30/05/2011)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời hạn tạm trú tối đa là 90 ngày.

 - Miễn thị thực nhập xuất cảnh và tạm trú trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS và phái đoàn đại diện tại Tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ của Bên ký kết kia. Quy định này cũng áp dụng đối với thành viên gia đình của họ nếu mang HCNG, HCCV.

 

  Ê-cu-a-đo
 

  (Hiệp định ký ngày 20/08/2007, có hiệu lực từ ngày 19/09/2007)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV, HCĐB với thời hạn tạm trú tối đa là 90 ngày. Thời hạn tạm trú có thể được gia hạn không quá 90 ngày trên cơ sở có văn bản đề nghị của CQĐDNG, CQLS.

 - Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, bao gồm cả các thành viên gia đình (vợ hoặc chồng và con sống phụ thuộc cha mẹ) mang HCNG, HCCV, HCĐB đóng trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.

  Ê-xtô-ni-a

 

  (Hiệp định ký ngày 27/09/2013, có hiệu lực từ ngày 20/5/2014)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian cư trú không quá 90 ngày trong vòng 180 ngày tính từ ngày nhập cảnh đầu tiên.

 - Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV. Những người này phải hoàn tất thủ tục đăng ký cư trú trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

  Hàn Quốc 
 

  (Hiệp định ký ngày 15/12/1998, có hiệu lực từ ngày 13/1/1999)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS. Người mang HCNG, HCCV muốn tạm trú quá 90 ngày phải xin thị thực trước và được cấp thị thực miễn thu lệ phí.

 - Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV.

  Hung-ga-ri 
 

  (Hiệp định ký ngày 4/5/1993, có hiệu lực từ ngày 1/8/1993)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

 - Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, cơ quan thương mại, TCQT và vợ hoặc chồng, con vị thành niên cùng sống với họ mang HCNG, HCCV.

(Trao đổi công hàm tạo điều kiện thuận lợi cho người mang HCPT đi công vụ, có hiệu lực từ ngày 01/8/1993):

 - Cấp thị thực cho HCPT đi công vụ trong vòng 7 ngày làm việc, miễn thu lệ phí với điều kiện có công hàm của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao Hung-ga-ri khẳng định tính chất công vụ của chuyến đi.

  In-đô-nê-xi-a
 

  (Trao đổi công hàm ngày 19/8/1998; có hiệu lực ngày 19/9/1998)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.

 - Thành viên CQĐDNG, CQLS và vợ hoặc chồng, con cùng đi mang HCNG, HCCV phải xin thị thực trước khi đi công tác nhiệm kỳ.

 - Cấp thị thực miễn phí cho người mang HCPT được mời tham dự các hoạt động của ASEAN do Ban Thư ký ASEAN hoặc các cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ tổ chức.

 * Hiệp định ký ngày 26/6/2003, có hiệu lực ngày 4/12/2003:

Miễn thị thực cho người mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 30 ngày với điều kiện hộ chiếu phải còn thời hạn giá trị ít nhất 6 tháng. Thời gian tạm trú không được gia hạn.

* Ngày 19/01/2004, Bộ Ngoại giao In-đô-nê-xi-a có công hàm thông báo:

Từ ngày 01/02/2004, công dân Việt Nam (không phân biệt loại HC) được nhập cảnh In-đô-nê-xi-a miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời gian tạm trú không được gia hạn.

  I-ran 
 

  (Hiệp định ký ngày 2/5/1994, có hiệu lực từ ngày 1/6/1994)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian tạm trú tối đa 1 tháng (30 ngày). Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

 - Miễn thị thực nhập cảnh cho thành viên CQĐDNG, CQLS và thành viên gia đình họ mang HCNG, nhưng phải thông báo trước khi nhập cảnh một tháng. Sau khi nhập cảnh họ phải đến Bộ Ngoại giao nước sở tại để nhận thẻ cư trú.

  I-rắc 
 

  (Hiệp định ký ngày 13/6/2001, có hiệu lực từ 1/12/2001)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

 - Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV.

  I-ta-lia
 

  (Hiệp định ký ngày 13/7/2010, có hiệu lực từ 20/01/2012)

 - Công dân của các Bên ký kết mang HCNG còn giá trị và không phải là người đang công tác nhiệm kỳ tại lãnh thổ Bên ký kết kia, được miễn thị thực khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh lãnh thổ Nước tiếp nhận với thời gian lưu trú không quá chín mươi (90) ngày (trong một hay nhiều giai đoạn) trong thời hạn sáu (06) tháng, tính từ ngày nhập cảnh lần đầu vào lãnh thổ Nước tiếp nhận. Đối với công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thời hạn chín mươi (90) ngày nói trên sẽ được tính từ ngày nhập cảnh đầu tiên vào khu vực Schengen.

 - Thành viên CQĐDNG, CQLS và đại diện tại các TCQT đóng trên lãnh thổ Bên ký kết kia cũng như thành viên gia đình của họ mang HCNG vẫn phải có thị thực khi nhập cảnh lần đầu tiên để làm công tác nhiệm kỳ tại cơ quan đại diện ở nước ngoài.

 - Những người nói trên, sau khi được Nước tiếp nhận chấp thuận và cấp Chứng minh thư Ngoại giao, có quyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và lưu trú trên lãnh thổ Nước tiếp nhận trong suốt nhiệm kỳ công tác”.

  I-xra-en
 

  (Hiệp định ký ngày 21/5/2009, có hiệu lực từ ngày 06/12/2012)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian lưu trú không quá 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

 - Thành viên CQĐDNG, CQLS và vợ hoặc chồng, con cùng sống với họ mang HCNG còn giá trị phải có thị thực và/hoặc hoàn tất các thủ tục đăng ký lưu trú cần thiết trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

  Kư-rư-gis-xtan

  (kế thừa Hiệp định về điều kiện đi lại giữa VN và Liên Xô cũ ký ngày 15/7/1981)

Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV, và HCPT (không phân biệt mục đích nhập cảnh).

  Lào
 

 Hiệp định miễn thị thực cho HCNG, HCCV ký ngày 17/7/1977; Công hàm trao đổi năm 1993; Hiệp định miễn thị thực cho HCPT ký ngày 05/03/2004, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004; Thoả thuận về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc khuyến khích phát triển hợp tác đầu tư, thương mại giữa hai nước ký ngày 14/9/2007 ( Thoả thuận Hà Nội năm 2007)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV, không quy định rõ thời gian tạm trú[1].

 - Miễn thị thực cho người mang HCPT đi việc công (có tem AB của Việt Nam hoặc ký hiệu SERVICE của Lào), cụ thể:

 - Miễn thị thực cho người mang HCPT đi việc công (thuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức có tư cách pháp nhân) thực hiện các hợp đồng thương mại, lao động, đầu tư và các dự án hợp tác. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, chủ dự án hoặc người sử dụng lao động phải làm đầy đủ các thủ tục đăng ký cư trú cho người lao động theo qui định hiện hành của mỗi nước.

 - Công dân hai nước có Thẻ lao động và Thẻ tạm trú được miễn thị thực khi xuất cảnh, nhập cảnh trong thời hạn của Thẻ tạm trú. Giấy phép lao động và Thẻ tạm trú được cấp theo thời hạn của các hợp đồng thương mại, lao động, đầu tư, các dự án hợp tác và được gia hạn với thời hạn tối đa 12 tháng một lần.

 - Miễn thị thực cho người mang HCPT đi việc công là học sinh, sinh viên, thực tập sinh theo chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ hoặc giữa các tổ chức quốc doanh hai nước. Thời hạn cư trú được cấp phù hợp với thời hạn của chương trình hợp tác.

 - Miễn thị thực cho người mang HCPT còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin thị thực trước; thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 30 ngày. Lệ phí cấp hoặc gia hạn thị thực thống nhất hai Bên là 20USD/thị thực, thu bằng tiền VND và LAK hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi (theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Lào công bố tại thời điểm thu).

  Ma-lai-xi-a 
 

  (trao đổi công hàm, có hiệu lực từ ngày 25/11/2001)

 - Miễn thị thực cho người mang các loại hộ HC, với thời gian tạm trú không quá 30 ngày và với những mục đích sau: du lịch; tham dự các hoạt động thông tấn, báo chí; đi việc công; thăm thân nhân; đàm phán thương mại; đầu tư; tham dự các hoạt động thể thao; tham dự các hội nghị, hội thảo.

 - Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS mang HCNG, HCCV và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV. Họ và tên của những người này phải được thông báo cho nước tiếp nhận 14 ngày trước khi nhập cảnh.

  Ma-rốc 
 

  (Hiệp định ký ngày 18/11/2004, có hiệu lực từ ngày 19/12/2004)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV, hộ chiếu đặc biệt với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

 - Miễn thị thực cho thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV, hộ chiếu đặc biệt, với thời gian tạm trú 90 ngày. Trong thời gian 90 ngày sau khi nhập cảnh, những người này phải hoàn tất thủ tục đăng ký lễ tân cần thiết.

  Mê-hi-cô
 

  (Hiệp định ký ngày 6/12/2001, có hiệu lực từ ngày 4/2/2002)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

 - Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, những người này phải hoàn tất thủ tục lưu trú theo quy định của nước sở tại.

  Môn-đô-va 
 

  (Hiệp định ký ngày 28/2/2003, có hiệu lực từ ngày 23/5/2003)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày.

 - Miễn thị thực nhập cảnh cho thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV. Sau khi nhập cảnh, họ phải đăng ký tạm trú phù hợp với pháp luật nước tiếp nhận.

  Mông Cổ 
 

  (Hiệp định ký ngày 7/1/2000, có hiệu lực từ ngày 6/2/2000)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày; thời gian tạm trú có thể được gia hạn trong trường hợp bất khả kháng và theo yêu cầu bằng văn bản của CQĐDNG, CQLS. Nếu có ý định tạm trú trên 90 ngày, những người nói trên phải xin thị thực trước và được cấp miễn phí.

 - Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV.

 - Miễn thị thực cho người mang HCPT nhập cảnh theo thư mời của thành viên CQĐDNG, CQLS và được cơ quan đại diện liên quan xác nhận. Thư mời được lập bằng ngôn ngữ của nước đến hoặc bằng tiếng Anh;

 - Cấp thị thực cho HCPT miễn thu lệ phí và trong 1-2 ngày làm việc.

  Mông-tê-nê-grô
 

(kế thừa HD MTT với Nam Tư)

  (Hiệp định ký ngày 5/6/2000, có hiệu lực từ ngày 1/9/2000)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

 - Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV.

  Mi-an-ma
 

  (Bản ghi nhớ ký ngày 22/6/1998; có hiệu lực từ ngày 11/8/1998)

 - Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

 Ký ngày 26/09/2013, có hiệu lực kể từ ngày 26/10/2013:

 - Công dân của một Bên, là người mang hộ chiếu phổ thông còn giá trị ít nhất sáu (06) tháng được miễn thị thực khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh lãnh thổ Bên kia với thời gian lưu trú không quá mười bốn (14) ngày.

 - Nếu có nhu cầu nhập cảnh và lưu trú với thời hạn trên mười bốn (14) ngày thì những người này


Những Quốc Gia, Vùng Lãnh Thổ Miễn Visa Cho Người Việt Nam
5 (95%) 85 votes
HỖ TRỢ MIỄN PHÍ 24/7

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ

Bạn cần tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ tại VISA ĐẤT VIỆT hãy để lại lời nhắn để lại lời nhắn, hoặc liên hệ trực tiếp

Email

Bạn cần tư vấn trực tiếp qua số điện thoại hãy liên hệ qua số hotline:

info@visadatviet.com

Tư vấn trực tiếp

Bạn cần tư vấn trực tiếp qua số điện thoại hãy liên hệ qua số hotline:

028 62 748 548
hoặc 0909 788 749

Sẵn sàng tư vấn

Đội ngũ tư vấn VISA ĐẤT VIỆT sẵn sàng tư vấn và giải đáp những vấn đề của bạn

Cung cấp các giải pháp tốt

Tìm - Chọn - Đề xuất giải pháp phù hợp nhất cho bạn.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Chào bạn, Hãy gửi lại tin nhắn, đội ngũ tư vấn VISA ĐẤT VIỆT sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được tin nhắn

Visadatviet chuyen làm the visa, tam tru
5 (95%) 85 votes